Cách khai báo web nina lên google

Xin chia sẻ đến các bạn cách thức cơ bản để khai báo web Nina lên google, cũng như tối ưu SEO cho nội dung bài viết trên web Nina tốt hơn. Nội dung cơ bản dễ hiểu kèm ảnh minh họa rõ ràng sẽ giúp cho các bạn tiếp thu thao tác dễ dàng.

admin web nina


KIỂM TRA GOOGLE ĐÃ NHẬN DIỆN ĐƯỢC TRANG WEB CHƯA

Đầu tiên các bạn nên kiểm tra xem Google đã ghi nhận trang web mình chưa. Hiểu nôm na là Google đã biết đến sự tồn tại của trang web bạn hay chưa. Đây là phần khá quan trọng để biết rằng Google thấy sự tồn tại trang web bạn trên internet và thu thập nội dung trên web về công cụ tìm kiếm của nó. Để kiểm tra việc Google đã nhận dạng được trang web hay chưa ( hay còn gọi là index website lên google) bạn chỉ cần vào trực tiếp trang Google và gõ vào ô tìm kiếm cụ thể chính xác tên miền của web, hoặc gõ theo cú pháp [site:]+[địa chỉ tên miền web] và tìm, để biết được hiện Google đã thu thập bao nhiêu nội dung từ web của bạn. 

Ví dụ: gõ thử từ "site:timwebmau.com" vào google.

kiểm tra index web

Theo như kết quả trên, Google đã thu thập được 104 link bài viết từ trang Timwebmau.com
Việc thu thập này có quan trọng không?. Chắc chắn là có nhé, khi Google thu thập càng nhiều link trên web của bạn thì xác suất trang web bạn được xuất hiện trên Google càng cao khi có người tìm kiếm trên đó. Và đương nhiên nội dung tìm kiếm phải gần với các nội dung mà Google đã ghi nhận trên web của bạn.
Còn trường hợp gõ tên miền vào Google mà không thấy hiện ra (Lúc này đồng nghĩa với việc Google chưa phát hiện ra sự tồn tại của trang web. Chưa có một ghi nhận nào để đưa thông tin website lên công cụ tìm kiếm cả). Bạn cần kiểm tra là đã khai báo với google hay chưa về sự hiện diện của trang web.

KHAI BÁO WEBSITE LÊN GOGOLE SEARCH CONSOLE

Các khai báo thông thường là đăng ký website với công cụ Google search console.

Gõ chữ Google search console vào trang google, bên dưới xuất hiện đường link: search.google.com hãy bấm vào đường dẫn đó. 
Hoặc vào trực tiếp từ link này: https://search.google.com/search-console/about


Bấm vào nút" Bắt đầu ngay bay giờ" và đăng nhập bằng tài khoản Gmail (tài khoản Google) nếu có yêu cầu. Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy màn hình như bên dưới, hãy nhập đầy đủ chính xác địa chỉ website vào khung bên phải có chữ "Tiền tố URL" như hình dưới và bấm tiếp tục.

Ở màn hình yêu cầu xác minh trang web, bạn chọn mục bên phải ngay chữ " Tải tệp HTML lên trang web của bạn" vào chọn tiếp bên dưới mục Tệp HTML, bấm chữ sao chép để copy tự động dòng mã <meta name...>.
Lưu ý: Sau khi copy bạn giữ nguyên màn hình đó nhé, mở trình duyệt mới hoặc tab mới để truy cập vào trang quản trị web Nina. (không rành thì để nguyên sẽ tiện thao tác tiếp hơn).


Sau khi sao chép mã Meta xong, bạn đăng nhập vào trang quản trị web của Nina. Tại trang quản trị tìm đến mục " Thiết lập thông tin" bên trái màn hình.


Tại đây, tiếp tục kéo xuống bên dưới, chúng ta sẽ thấy các khung chèn code đã được tạo như Google Webmaster Tool và Head JS, hãy dán đoạn mã lúc nãy vào một trong hai ô này và bấm nút "Lưu".


Sau khi lưu, bạn quay lại  giao diện copy mã trên trang Google seacrh console lúc nảy, và bấm vào nút" Xác minh". 


Thời gian xác minh sẽ diễn ra trong ít giây, nếu hoàn tất thành công bạn sẽ nhận được giao diện như ảnh bên dưới. Đúng như hình, thì bấm tiếp vào nút " Chuyển đến sản phẩm".


Khai báo sitemap web nina lên Google seacrh console.

Tại giao diện quản lý sản phẩm vừa thêm trên google seacrh console, bạn bấm vào mục "Sơ đồ trang web". Để nhập link sitemap web nina, bạn chỉ cần thêm chữ "sitemap.xml" vào ô và bấm gửi là được. (như hình).


Sau khi thêm site map thành công, google sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu website của bạn, việc thu thập nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ cấu xét duyệt và lịch định kỳ từ bộ máy Google. Để Google có thể nhận thấy và thu thập nội dung trên web nhanh hơn, bạn có thể dùng cách thủ công để thông báo nhanh cho google bằng cách copy đường dẫn từng bài viết và cả trang chủ dán vào khung " Kiểm tra URL trong..." ở trên cùng của trang Google seacrh console rồi Enter. 


Thông thường các trang web mới hoạt động hoặc vừa khai báo, khi kiểm tra link URL thường sẽ thấy thông báo " URL không nằm trên Google", không vấn đề gì phải lo lắng, trường hợp này là do web bạn còn mới, google chưa kịp ghi nhận tồn tại của link ở thời gian hiện tại thôi. Nếu nhận thông báo như trên, bạn chỉ cần bấm vào nút bên phải " Kiểm tra URL đang hoạt động" như một bước yêu cầu Google kiểm tra giúp sự tồn tại của link đó.


Hãy bấm vào kiểm tra và chờ ít giây - phút để hoàn tất quá trình này. 


Sau khi kiểm tra xong, nếu link có hoạt động thực sự, nếu nhận được nội dung như hình bên dưới, bạn tiếp tục bấm vào " YÊU CẦU LẬP CHỈ MỤC" để google ghi nhận thông tin và xếp lịch thu thập thông tin link này. 



Khi xuất hiện thông báo "Đã yêu cầu lập chỉ mục" như ảnh trên, bạn chọn vào "Ok" để hoàn tất thôi. Cứ thế, bạn có thể làm cho từ bài viết của web hoặc mỗi khi có bài viết mới.

Đây là các thao tác cơ bản để đưa một trang web đến Google. Còn các mục nội dung khác tại trang quản lý của Google seacrh console, các bạn có thể tham khảo thêm các bài chia sẻ trên mạng để am hiểu thêm tác dụng của từng tính năng.

Chưa xong nhé, đó chỉ là cách để thông báo đến google sự tồn tại của trang web và giúp google thu thập thông tin thôi. Nhưng để bổ trợ cho việc thu thập này được tốt, bạn cần phải tối ưu các bài viết trên web của mình nữa.

Cách tối ưu SEO bài viết cho web Nina.

1. Thêm đầy đủ Keyword, Title, Description: Tại trang admin, trong quá trình thêm bài viết hoặc sản phẩm mới, các bạn nhớ nhập đầy đủ cho các thẻ gồm Keyword. Title, Description cho từng bài viết, đây chính là câu nối để Google dễ nhận dang và phát hiện ra bài viết trên web của bạn. Cách nhập cơ bản các bạn có thể làm theo ghi chú trên hình.

keywors nina


Vậy khi bài viết được xuất hiện trên Google thì Title, keyword, Description hiện thị như thế nào?. Bạn thử vào Google và nhập tìm kiếm với câu "Bán hàng trên lazada hay website riêng", ở kết quả tìm kiếm như hình bên dưới. Phần hiện thị tiêu đề đc tôi tô nền vàng đó chính là Title, phần nội dung tô nền màu xanh chính là description, và chữ " Lazada" và " website riêng" in đậm trong nền xanh chính là keyword.

2. Thêm thẻ H1, H2, H3 trong nội dung bài viết: 
- Trước tiên phải tìm hiểu qua các thẻ H là gì đã. Hiểu cơ bản về các thẻ H1, H2, H3 như sau:
Thẻ Heading H1: Nội dung chính mà bạn muốn nói đến và nên đặt từ khóa chính vào trong thẻ này nhằm nhấn mạnh nội dung cần muốn nói đến là gì. Thông thường, chúng ta đặt H1 là tiêu đề của trang luôn.
Thẻ Heading H2: Mô tả ngắn gọn cho nội dung chính bổ trợ cho thẻ H1. Bạn có thể sử dụng nhiều hơn thẻ H1 cho từng trường hợp . Nhưng thường thì bạn nên sử dụng từ 3- 5 thẻ H2 là hợp lý nhất .
Thẻ Heading H3: Thẻ này được sử dụng để mô tả chi tiết cho từng ý trong bài được cụ thể hơn. Bạn nên kết hợp 3 thẻ này cho Website của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Làm sao để thêm thẻ H1, H2, H3 trong admin web Nina?. Tại trang phần soạn thảo bài viết trong trang admin, bạn tô phần nội dung muốn chọn thành H1, H2, H3 và click chọn vào mục có chữ " Bình thường" hoặc "Định dạng" trong phần công cụ soạn thảo, khi danh sách xổ xuống nếu chọn đó là H1 bạn bấm chọn "Heading 1", nếu là H2 bạn chọn "Heading 2" và cứ thể cho H3 và H4 nếu cần.






3. Lưu ý thêm: Ngoài các nội dung trên, một phần không thể không đề cập đến và cũng cực kỳ quan trọng để Google đánh giá cao trang web của bạn và sẽ xét nó thuộc dạng ưu tiên xuất hiện hàng đầu, đó chí là tài nguyên bài viết trên web. Đây là phần cực quan trọng nhé, nếu xét về góc độ kỹ thuật như nhau, thì google sẽ xét đến chất lượng bài viết trên trang của bạn để so sánh với các nội dung trên các trang khác. Bạn nên chú ý và chịu khó thực hiện các tiêu chí cho nội dung bài viết trên web như sau:
Bài viết phải do bạn tự viết không nên sao chép từ trang khác.
Hình ảnh kèm theo bài viết cũng vậy, ảnh của riêng bạn và chưa nằm trên bất cứ trang nào thì tốt hơn.
Bài viết phải có nội sâu và đủ dài, không tạo các bài viết có nội dung quá ngắn
Nên đặt tiêu đề bài viết trùng lặp với câu từ mà người dùng sẽ gõ lên google để tìm thấy bài viết của bạn.

Chúc các bạn có được nội dung bổ ích để áp dụng cho việc chăm sóc web có hiệu quả. Tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê mướn nhân công và chạy quảng cáo vô cùng tốn kém.

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này!


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn